NGHỆ THUẬT MÚA LÂN SƯ RỒNG

XEM LIVESTREAM CHƯƠNG TRÌNH

HÃY CÙNG TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT MÚA LÂN SƯ RỒNG

Ngày nay, bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí mới xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu, Múa Lân Sư Rồng vẫn luôn thu hút và nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người đặc biệt là trẻ em, bởi lẽ nó không chỉ mang trong mình vẻ đẹp văn hóa truyền thống mà nó còn góp phần quan trọng trong việc góp phần bảo tồn các nghệ thuật dân gian truyền thống dân tộc.

Múa lân, ở Việt Nam có tên gọi khác là múa Sư tử là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông,… Nó cũng có thể được thực hiện tại các dịp quan trọng như sự kiện khai trương kinh doanh, lễ kỷ niệm đặc biệt.

Múa Lân – Sư – Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.

Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải, nếu không độn thì cần một người béo đóng giả) mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được “thức ăn” này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Tết Trung Thu có Múa Lân Sư Rồng chính là yếu tố không thể thiếu để tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp, nếu không có nó sẽ thiếu đi sự vui tươi đặc trưng của ngày Lễ này.

KHU VỰC TRƯNG BÀY SẢN PHẨM