NGHỆ THUẬT BÀY MÂM NGŨ QUẢ

XEM LIVESTREAM CHƯƠNG TRÌNH

HÃY CÙNG TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT BÀY MÂM NGŨ QUẢ

Trung thu được xem là dịp lễ quan trọng trong năm, khi ánh trăng tròn và đẹp nhất, mỗi gia đình lại sửa soạn một mâm ngũ quả để cùng nhau phá cỗ. Mỗi loại quả xuất hiện trong mâm cỗ đều mang một ý nghĩa riêng đặc biệt.

Người Việt quan niệm, mâm cỗ Trung thu được sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ với đầy đủ ngũ quả ở trạng thái xanh, chín tự nhiên khác nhau. Mỗi vùng miền lại có một cách sắp xếp khác nhau nhưng đa phần sẽ có một vài điểm chung.

Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ cũng được. Còn lại những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kỳ. Trên mâm ngũ quả của người dân miền này thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.

Mặc dù ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng hàng trăm năm nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

THƯ VIỆN TRƯNG BÀY SẢN PHẨM